Chanh và khế đều chua như nhau, khế thì mộc mạc bình dân hơn chanh nhưng chanh chỉ có theo mùa còn khế ra trái quanh năm. Anh ưa chuộng cái hào nhoáng, đẹp đẻ bên ngoài thì cũng chỉ được một đoạn mà thôi chớ còn em đây quê mùa chân chất không phấn son thì lúc nào cũng sẵn sàng có mặt bên anh.
-
Bực mình chẳng muốn nói ra
Muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mờiChâm biếm những kẻ tham ăn, chỉ chực chờ cho có cỗ người ta mời để đi ăn. Nhưng chẳng phải khi nào cũng có cỗ, cũng được mời, tâm trạng tự nhiên bực mình mà không biết nói với ai, sợ nói ra lại mắc thẹn, lại chẳng chịu lo lao động làm ăn.
-
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngàyBiển, hồ là những thứ rộng lớn không thể đo đếm được, được ví như công lao nuôi dưỡng của cha mẹ dành cho con cái. Nhưng trong cuộc sống đa phần cha mẹ nuôi con thì tận tình chu đáo, còn con cái nuôi cha mẹ thì hời hợt, tính toán, không hề nhớ đến công ơn trước đây của cha mẹ. Câu ca dao muốn phê phán những kẻ làm con mà bất hiếu.
-
Chàng ôi, giận thiếp mà chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói longPhản ánh thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị xem thường, khinh rẻ. Ngoài ra còn ca ngợi lòng chung thủy và cam chịu, nhẫn nhịn của người phụ nữ xưa.
-
Cậu cai buông áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa
Chợ trưa dưa nó héo đi
Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?“Cậu cai”: cậu cai ở đây là một chức tước nhỏ có chút quyền lực ở phủ, huyện trong xã hội xưa, song cậu cai cũng phải chịu sự chỉ đạo của cấp trên. Cậu cai cũng là thân phận tôi tớ của bậc quan trên, phải ăn chực nằm chờ để nhận công việc. Để biết rõ hơn cậu cai là gì đọc câu ca dao sau:
Cậu cai nón lá lông gà
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê.Đây là chức vụ nhỏ nhưng thường hay nhũng nhiễu, trêu ghẹo đàn bà con gái. Câu ca dao trên ý muốn phê phán những kẻ như thế này.
-
Cây vông đồng không không trồng mà mọc
Con gái xóm này chẳng chọc mà theoVông đồng: loại cây thuốc, có nhiều tác dụng. Lá cây vông có thể đun nước uống chữa mất ngủ. Là loại cây to, mọc dại nên mọc rất dễ.
Câu ca dao dùng để châm biếm các cô gái dễ dãi.
-
Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beoCâu ca dao phổ biến trong thời kỳ Pháp thuộc của dân tộc ta. Đế quốc Pháp đã xây dựng ra rất nhiều đồn điền cao su để khai thác mủ cao su phục vụ cho công nghiệp và chiến tranh, chúng bắt rất nhiều trai tráng của Việt Nam vào tập trung trong đồn điền. Chất độc từ nhựa cao su, cộng với sự bóc lột, đánh đập dã man của bọn đế quốc khiến những người đã bị bắt vào suy kiệt về thể trạng, sức khỏe.
Câu ca dao nói về những đồn điền cao su, đi vào thì dễ mà đi ra thì khó, rất nhiều người đã bỏ mạng tại đây. Cũng nói lên sự bóc lột hà khắc của bọn đế quốc.
-
Của mình mình giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ănNhững thứ của mình thì khư khư giữ chặt lấy, còn của người khác thì mặc kệ, không quan tâm.
Nói lên sự ích kỷ, tham lam của một ai đó trong xã hội.
-
Cùng nhau tớ trước thầy sau
Chim kêu vượn hú thêm đau đớn lòngBình thường thì thầy trước tớ sau, còn ở đây lại là tớ trước thầy sau. Chỉ sự đảo lộn của xã hội.
-
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Kêu mau đến Tết, dựng nêu ăn chèNhững ngày giáp tết, hoa mai, đào đua nhau khoe sắc, chim chóc hót ríu rít, trong đó có những con chim cu gáy, cu lửa, cu đất… cũng kêu lên những tiếng vui tươi chờ đón tết. Không khí tết đang ngày càng đến gần.
Cây nêu: xem sự tích cây nêu.