Nếu bỏ đi thì thấy thương hại, nhưng nếu giữ lại(vương vấn) thì lại tội cho cái thân của mình.
-
Đàn bà tốt tóc thì sang
Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầuTướng mạo con người thể hiện qua tóc của người đàn bà thời xưa: người phụ nữ thời xưa tóc càng tốt, càng dài, càng mượt thì tướng sang quý.
Đàn ông Việt thời xưa tóc thường hơi dài hơn so với ngày nay và được búi lại trong khăn vải gòn gàng để tiện cho sinh hoạt và công việc, nếu tóc dày hoặc tốt quá cũng gây nhiều bất tiện trong cuộc sống(nặng đầu).
-
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.Không giống như ngày này sử dụng cơ giới hóa để sản xuất nông nghiệp, ngày xưa để có được một hạt gạo, một bát cơm phải trải qua rất nhiều giai đoạn: cày bừa, gieo mạ, cấy, bón phân, tát nước, gặt, giã… mà đa phần là thủ công, sử dụng sức người là chính. Đó còn chưa kể vào những năm thời tiết không thuận lợi, mất mùa, những đắng cay khổ nhục mà người trồng lúa phải chịu đựng để có được những hạt gạo dẻo thơm mà chúng ta ăn hàng ngày.
Cho nên câu ca dao muốn khuyên con người ta khi có được những thứ ngọt bùi, sung sướng chớ nên quên những điều gian khổ mà người làm ra nó phải vất vả để có được, cho dù không phải trực tiếp chúng ta làm ra.
Ngoài ra câu ca dao còn ca ngợi giá trị của lao động, những thứ được trải qua bằng lao động, bằng mồ hôi sẽ được trả lại bằng vinh quang và hạnh phúc.
-
Đời người có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.Cuộc đời một con người thật ngắn ngủi(chỉ bằng một gang tay), những ai hay ngủ ngày chỉ còn một nửa, mất đi một nửa thời gian quý giá của sự tồn tại trên đời.
Câu tục ngữ có ý phê phán những người hay ngủ ngày, lãng phí thời gian có ích để sống và làm việc. Hãy quý trọng thời gian để cuộc sống có ích, để làm được nhiều việc hơn.
-
Áo mặc sao qua khỏi đầu
Câu nói ẩn dụ con cái không thể nào hơn được cha mẹ, ngụ ý muốn khuyên răn, răn dạy đạo làm con không được cãi lời cha mẹ.
-
Đố ai bắt chạch đằng đuôi,
Bắt chim đầu cánh, bắt người trong trăng.Chạch: một loại cá nước ngọt, trông giống lươn nhưng nhỏ hơn, rất trơn và khó bắt, thường sống lẩn dưới bùn.
Ý nói làm những việc làm viển vông, không thể có kết quả.
-
Bây giờ tui biết phận tui
Chỉ là cơm nguội phòng khi đói lòngSố phận hẩm hiu của người phụ nữ làm lẽ(thứ), chỉ khi nào cần thì mới được chú ý tới.
Hoặc suy rộng ra là của những người có ít giá trị đang muốn than thân trách phận.
-
Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày
Khi được mời đi ăn cỗ giỗ thì vui, nhưng lại bị mất một buổi cày, cho nên hàm ý nói không thể nào làm 2 việc cùng lúc được.
-
Đứt tay một chút còn đau
Huống chi nhân nghĩa, lià sao cho đànhNhân nghĩa, hoặc nhân ngãi: ý nói gắn bó với nhau, thương yêu nhau. Ở miền trong chữ “nghĩa” bị kiêng húy Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái. Tên tỉnh Quảng Ngãi trước đó vốn là phủ Quảng Nghĩa.
Câu ca dao ý nói về tình cảm giữa con người với nhau, đã thương yêu, gắn bó với nhau thì không nỡ lìa xa nhau.
-
Nghèo rớt mồng tơi
Chữ mồng tơi ở đây không phải là rau mồng tơi mà chúng ta thường hay nghĩ.
Mồng(mào) là miếng thịt dai nằm dọc đầu con gà, chim hoặc rắn. Do đó vật gì có hình thù tương tự cũng gọi là mồng.
Tơi: trên chỗ vai của cái áo tơi lá, có một phần cũng kết bằng lá, trông như cái mồng gà, gắn liền vào cổ áo, phủ từ gáy xuống quáai vai.
Túm lại mồng tơi là tên một loại áo để che thân, thường kết bằng lá khô.
Nghèo rớt mồng tơi là nghèo đến mức cái tơi lá đã rách nát hết mà vẫn phải đeo trên người, có khi chỉ còn cái mồng trên vai. Nói về cảnh nghèo khó của một ai đó, nghèo cùng cực, nghèo rớt cả … mồng tơi.